Lịch sử Pháp y Khoa_học_pháp_y

Lịch sử Pháp y trên thế giới

Thời Cổ đại, khi xét xử quan tòa chủ yếu dựa vào lời thề, tra tấn buộc phải thú tội và lời khai nhân chứng.

Sau này, nhu cầu đó ngày càng phải chính xác và khách quan hơn, để xử lý sao cho "đúng người, đúng tội, đúng pháp luật". Nhưng sơ khởi việc định tội căn cứ vào ý thức chung và kinh nghiệm thực tế của quan toà hay người đứng ra phân xử.

Trong xã hội văn minh hình thành một ngành khoa học là Pháp y học.

Ông Tổ nghề Y là Hippocrates (Ἱπποκράτης, 460 tCn- 370 tCn) đã từng có những nhận xét, tìm hiểu về thương tích và ngộ độc gây trong các vụ án. Trung Quốc cổ đại, vào thế kỷ IV tCN ở nước Ngụy (魏 國, 403 – 225 tCn) đã ban hành Pháp kinh 法经 nói đến pháp y được chép trong cuốn Tẩy oan tập lục 洗冤集录 của Tống Từ (宋慈, 1186-1249). Vào năm 44 trước Công nguyên, Julius Caesar (một vị tướng kiêm chính khách và viết văn người La Mã, 100-43 tCn) có lẽ là người đầu tiên đề xuất thuật ngữ "Pháp y". Người viết sách về độc học đầu tiên là bác sĩ và nhà thơ có uy tín người Hy LạpNicander (Νίκανδρος ὁ Κολοφώνιος, 200 năm tCn).

Đến thời Cận đại, Pháp y dần được giảng dạy và sử dụng rộng rãi. Ambroise Paré (1510 - 1590), một bác sĩ phẫu thuật trong quân đội được xem là một trong những cha đẻ của phẫu thuật và pháp y bệnh lý hiện đại. Hai thế kỷ sau một số bài viết về pháp y bắt đầu xuất hiện của bác sĩ người Pháp Fodéré và chuyên gia y tế Đức Johann Peter Franck.

Ca điển hình đầu tiên về trình tự, thủ tục khám nghiệm diễn ra năm 1784 ở Lancaster, một thị trấn nằm trên bờ sông Lune thuộc nước Anh. Trong vụ này Cảnh sát đã kết tội John Toms giết Edward Culshaw bởi súng lục vì tìm thấy bột giấy ở miệng vết thương của nạn nhân và tờ báo rách trong túi Toms.

Ngay từ 1773 nhà hóa dược Thụy ĐiểnCarl Wilhelm Scheele (1742 -1786) đã nghĩ cách phát hiện oxit asen trong thi xác người chết nhưng độc chất học thực sự được phát triển bởi ông tổ là Valentin Rose (1736-1771) với phương pháp phát hiện các chất độc trong thành dạ dày của nạn nhân đưa vào ứng dụng từ 1806 bởi nhà hóa học người Anh là James Marsh (1794 -1846).

Trong thời hiện đại, từ khi con người phát minh ra máy ảnh (tiền thân là camera obscura thành chiếc máy ảnh cầm tay đầu tiên vào năm 1660 và hoàn thiện năm 1888 bởi hãng Eastman Dry Play and Film), máy ghi âm (bởi Thomas Alva Edison,1847 – 1931) kính hiển vi (bởi Antoni van Leeuwenhoek, 1632-1723) rồi kính hiển vi điện tử (ra đời năm 1938 tại Mỹ), kĩ thuật sắc ký (bởi Mikhail Semyonovich Tsvet, 1872–1919) vào năm 1903, máy Vi tính (từ 1930 sau phát triển nhanh nhờ phát kiến của Gordon Earle Moore)... thì các phương tiện hiện đại này mau chóng được đưa vào sử dụng trong pháp y để điều tra tội phạm và thu được nhiều hiệu quả đặc biệt.

Sang Thế kỉ XX mở rộng ra các lĩnh vực khoa học tự nhiên... Ngày nay tất cả những thành tựu mới nhất của KHXH&NV, KHTN&CN đều được pháp y nghiên cứu, ứng dụng để phục vụ cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Lịch sử Pháp y ở Việt Nam